Người bị viêm loét dạ dày thường trải qua cơn đau ở vùng thượng vị và có các biểu hiện bất thường trong hệ tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nóng cổ, chán ăn, và khó tiêu…

Bệnh phần lớn xuất phát từ việc ăn uống không điều độ, cơ thể mệt mỏi hoặc việc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, hoặc do nhiễm khuẩn…

Bệnh có liên quan đến vị nhiệt, như ăn các món cay nóng khó tiêu, hoặc vị hàn, như ăn các món sống lạnh, đều có thể gây đau và viêm dạ dày…

Phương pháp điều trị chủ yếu trong y học cổ truyền là điều hòa tỳ vị, cân bằng nhiệt độ cơ thể, hòa hợp các yếu tố vị, và giảm viêm…

3 bài thuốc Đông y hỗ trợ trị viêm loét dạ dày

Theo y học cổ truyền, chức năng của tỳ chủ là thăng lên, và vị chủ làm thuận. Khi chức năng hòa giáng bị mất, năng lượng vị sẽ tăng lên và gây ra các triệu chứng như nôn, nấc, trào ngược dịch vị… Do đó, cần điều hòa lại tỳ vị và giảm năng lượng vị…

Về mặt dinh dưỡng, nếu vị có tính nhiệt (nóng), cần tăng cường ăn những thực phẩm mát, hạn chế các thực phẩm khô, cay, nóng và khó tiêu. Nếu vị có tính lạnh (hàn), cần ăn những thực phẩm bổ ấm, hạn chế thực phẩm sống, nguội và khó tiêu.

Nếu viêm loét dạ dày kéo dài, nó không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn gây tổn hại đến sức khỏe toàn thân, gây ra các biến chứng như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày… Dưới đây là 3 bài thuốc hỗ trợ trong việc điều trị viêm loét dạ dày.

Bài – “Hoàng liên thang gia giảm”

Thường dùng trong các trường hợp viêm dạ dày lâu ngày.

– Thành phần bài thuốc gồm: Hoàng liên 12g, bán hạ 12g, cam thảo 12g, càn khương 12g, quế chi 14g, đảng sâm 12g, đại táo 12g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

– Tác dụng: Hòa vị giáng nghịch, cân bằng hàn nhiệt, tiêu viêm… trị chức năng tràng vị rối loạn, hàn nhiệt đan xen, khi nhiệt thì ngực phiền nhiệt mà gây nôn, hàn thì bụng đau, bụng sôi mà đi tả.

– Giải phương từng vị có trong bài thuốc:

+ Hoàng liên chữa viêm dạ dày ruột…

+ Càn khương, quế chi tán hàn (trừ lạnh) ở tỳ vị…

Các vị thuốc phối hợp với nhau giúp điều hòa được hàn nhiệt…

+ Thêm bán hạ để hòa vị giáng nghịch…

+ Đảng sâm, đại táo ích vị hòa trung…

Khi trung tiêu hàn nhiệt được điều hòa, biểu lý được hòa giải các chứng bệnh tự khỏi.

Bài này dùng điều trị cho những bệnh nhân bị trên phần ngực thì nhiệt còn phần dạ dày thì hàn, do lạnh mà dẫn tới nôn mửa, đau bụng, không muốn ăn, miệng hôi, dẫn tới lưỡi có rêu vàng, tức là triệu chứng phức hợp của viêm dạ dày cấp.

Nếu bí đại tiện thì thêm đại hoàng, những người có đi cầu lỏng thì thêm phục linh.

Bài- Tiêu giao gia giảm

Thường dùng trong các trường hợp đau thượng vị hay rối loạn tiêu hóa kèm viêm đại tràng.

– Thành phần bài thuốc gồm: Đảng sâm 14g, bạch truật 12g, phục linh 14g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trần bì 10g, sài hồ 12g, ý dỹ 20g, mộc hương 8g, hoàng liên 8g, tô mộc 14g, kê nội kim 12g, chích thảo 6g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

– Tác dụng: Kiện tỳ vị, dưỡng khí huyết, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm…

Bài này chủ yếu kiện tỳ, dưỡng can huyết, thanh thấp nhiệt. Khi kiện tỳ giúp tỳ sinh huyết, can hòa huyết, thêm thuốc thanh thấp nhiệt, hóa trệ tiêu viêm, từ đó tỳ vị sinh huyết hóa thấp, tỳ vị điều hòa, chứng viêm dạ dày đại tràng tự khỏi.

– Kiêng kỵ: Chứng tỳ vị nhiệt khô khát, cầu táo khó, âm hư chứng hỏa thịnh không dùng.

Bài – Thuận can ích khí thang gia vị

Thường dùng trong các trường hợp đau thượng vị kèm trào ngược dạ dày phối hợp “can khí nghịch”.

– Thành phần bài thuốc gồm: Bạch thược 16g, bạch truật 12g, đương quy 30g, nhân sâm 14g, phục linh 8g, sa nhân 6g, thần khúc 6g, thục địa 20g, tô tử 8g, trần bì 8g.

– Cách dùng: Sắc nước uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

– Tác dụng: Kiện tỳ hóa trệ, thuận can, dưỡng huyết… Chứng trào ngược dạ dày phần nhiều do vị hư, can huyết hư hỏa nghịch. Khi kiện tỳ vị, ích khí dưỡng huyết như vậy tỳ sinh huyết, can huyết đầy đủ hỏa giáng thêm thuốc lý khí hòa trung, chứng viêm đau dạ dày trào ngược tự khỏi. Bài còn trị chứng phụ nữ có thai hay bị nghén, nôn ói.

– Kiêng kỵ: Chứng vị thực nhiệt miệng khô khát, cầu táo khó, chứng hỏa thịnh.