Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày như: do chế độ ăn uống, do căng thẳng stress, do uống quá nhiều rượu bia…. và có một nguyên nhân nguy hiểm đó là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) vì HP cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày nhưng không phải ai nhiễm HP cũng bị ung thư dạ dày.


Vi khuẩn HP dương tính đồng nghĩa với việc có thể bạn đã có vi khuẩn HP trong dạ dày. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ bị nhiễm khuẩn HP bởi vì không có triệu chứng đặc trưng, đến khi biểu hiện ra với dấu hiệu viêm loét dạ dày – tá tràng thì đi kiểm tra HP mới phát hiện dương tính.

Bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP phải làm thế nào?
Bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP phải làm thế nào?


Đặc biệt, vi khuẩn HP dễ lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai bón cho con ăn… và đường phân miệng do vi trùng theo phân lây sang người khác qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không được đậy kỹ.

  1. Làm sao để biết mình có HP dương tính hay không?

Để biết mình có viêm dạ dày do vi khuẩn HP hay không bạn cần đến cơ sở y tế để làm một số xét nghiệm như:

  • Nội soi lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm Clo Test hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Trường hợp bệnh nhân điều trị kéo dài vẫn không khỏi HP thì lấy mẫu bệnh phẩm làm kháng sinh đồ đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn
  • Test hơi thở là phương pháp nhanh chóng và tiện lợi.
  • Xét nghiệm phân bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang khá mất thời gian và bất tiện
  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HP, phương pháp này không dùng để kiểm tra lại xem có còn HP sau khi điều trị hay không, vì cho dù diệt hết HP thì kháng thể còn tồn tại trong máu khoảng 1 năm sau, nếu kiểm tra trong thời gian này sẽ cho kết quả dương tính giả

HP có thể điều trị dứt điểm nếu có chế độ ăn hợp lý và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh viêm loét kéo dài và nguy cơ ung thư dạ dày.

  1. Điều trị khi nhiễm vi khuẩn HP gây viêm dạ dày

Khi phát hiện có vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày – tá tràng thì bác sĩ sẽ dùng phác đồ điều trị bằng cách phối hợp kháng sinh – thuốc giảm tiết acid dịch vị – thuốc trung hòa acid dịch vị – thuốc băng che ổ loét hoặc kèm theo thuốc trị triệu chứng khác tùy tình trạng bệnh.

Nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ 1, vi khuẩn chưa diệt được hết thì sẽ được dùng tiếp phác đồ 2 với những thuốc khác. Nếu lại tiếp tục lặp lại phải dùng phác đồ 3, hiện nay đã có trường hợp kháng thuốc khi không tuân thủ đúng điều trị.

Sau khi kết thúc 1 phác đồ, bệnh nhân nên tái khám đúng hẹn của bác sĩ, thường là sau 2 – 4 tuần để kiểm tra xem đã diệt hết HP chưa.

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

  • Ăn đúng bữa, ăn no vừa, không ăn quá ít cũng không ăn quá no.
  • Đa dạng thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng, nhai kỹ khi ăn
  • Tránh các chất có tính kích thích gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày như rượu bia, thuốc lá, cà phê
  • Tránh các món quá chua, cay, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas
  • Giữ vệ sinh ăn uống, chọn nguồn thực phẩm, chế biến kỹ lưỡng
  • Thường xuyên vận động thể dục, tránh thức khuya, căng thẳng kéo dài
Điều tri viêm dạ dày do vi khuẩn HP
Điều tri viêm dạ dày do vi khuẩn HP


Sau khi đã điều trị hết HP, bệnh nhân vẫn cần đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh tái nhiễm và giúp nhanh lành viêm loét dạ dày

[hf_form slug=”module”]