Đau dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam với khoảng 7% dân số mắc bệnh. Trên phạm vi toàn cầu, số bệnh nhân mắc bệnh cũng chiếm từ 5 – 10% dân số thế giới. Hiện nay, dù đã có phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày nhưng có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải thất bại do mắc phải các sai lầm. Cùng tìm hiểu để có phương pháp chữa bệnh đau dạ dày mang lại hiệu quả ngay lập tức.

Những sai lầm khi chữa bệnh đau dạ dày
Không đi khám mà tự “bắt bệnh bốc thuốc”
Đây là tình trạng chung thường gặp ở nhiều người với nhiều bệnh lý khác nhau. Có hai lý do chính khiến người bệnh đau dạ dày “ngại” đi khám: do việc đi khám phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà (chờ đợi, lấy số, nhịn đói 8h trước khi nội soi…) và do sợ phải nội soi.
Việc không đi khám mà tự ý mua thuốc về sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đầu tiên, các triệu chứng của viêm dạ dày như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi… tương đối giống với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Nếu không thăm khám trực tiếp thì không thể phát hiện được.
Bên cạnh đó, đi khám giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị dứt điểm.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất ở người bệnh đau dạ dày. Vị trí đau bụng thường là ở vùng thượng vị, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, giải pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến là sử dụng thuốc giảm đau . Điều này là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, các thuốc giảm đau NSAIDs thông dụng (ibuprofen, diclofenac…) là một trong các nguyên nhân chính gây nên căn bệnh đau dạ dày, do đó việc sử dụng các loại thuốc này sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, khi uống thuốc giảm đau, cơn đau sẽ giảm nhưng nguyên nhân gây đau vẫn còn đó. Đây là điều hết sức nguy hiểm bởi người bệnh sẽ dễ chủ quan, không chịu điều trị nguyên nhân và để bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn.

Lạm dụng thuốc kháng acid dạ dày
Các thuốc kháng acid là thuốc có tác dụng ngắn. Nhóm thuốc này có thể làm giảm bớt triệu chứng nhưng không điều trị khỏi bệnh.
Một nghiên cứu thực hiện tại Hà Lan được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) cho thấy, các thuốc kháng acid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi độ acid tự nhiên của dạ dày là một cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh có trong thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày.
Không tái khám, tự ý kê thuốc theo toa cũ
Điều này xảy ra với những người đã “có kinh nghiệm” với bệnh đau dạ dày. Thay vì đi khám mỗi lần bị đau, bệnh nhân tự ý mua thuốc theo đơn thuốc cũ. Trên thực tế, đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy nguyên nhân gây ra các cơn đau có thể cũng không giống nhau. Việc sử dụng lại đơn thuốc cũ có thể sẽ gặp thất bại điều trị do không loại bỏ được nguyên nhân gây ra viêm dạ dày trong đợt mới.
Tự ý ngưng thuốc khi giảm triệu chứng
Một số bệnh nhân khi thấy các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa giảm hoặc có dấu hiệu hết thì ngay lập tức dừng thuốc. Trên thực tế, triệu chứng giảm không đồng nghĩa với việc “hết bệnh”. Bệnh và nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày có thể vẫn còn đó, các triệu chứng bị giảm do tác dụng của thuốc và khi ngưng sử dụng thì các triệu chứng sẽ quay trở lại.
Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh dương tính với khuẩn HP, việc ngưng sử dụng kháng sinh điều trị bệnh sẽ làm tăng tỉ lệ kháng thuốc của vi khuẩn. Đây là điều hết sức nguy hiểm bởi HP là một vi khuẩn có khả năng kháng thuốc rất mạnh.
Ăn uống không khoa học
Nhiều người nghĩ rằng khi chữa đau dạ dày thì “chỉ cần dùng thuốc là đủ”. Đây là một quan niệm sai lầm. Nếu như không đảm bảo được chế độ ăn uống của mình thì sẽ không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Người bệnh cần chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý: ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn cho mỗi bữa; ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa; tăng cường rau xanh và hoa quả trong khẩu phần ăn; cần tránh ăn các thực phẩm quá cứng, quá cay nóng, những thức ăn nhiều dầu mỡ; tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas và những chất kích thích khác.

Các bài thuốc chữa đau dạ dày đơn giản mà hiệu quả
Hiện nay, ngoài Tây y thì Đông y cũng có nhiều loại dược liệu gúp chữa đau dạ dày đơn giản mà hiệu quả. Ưu điểm của các bài thuốc này là độ an toàn cao, không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời, giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh với hiệu quả cao và chi phí tiết kiệm. Người bệnh có thể vận dụng một trong các bài thuốc dưới đây.
Nghệ – mật ong chữa đau dạ dày
Từ lâu, nghệ và mật ong được đánh giá là hai vị thuốc đầu bảng trong các dược liệu chữa đau dạ dày. Sự phối kết hợp của 2 thành phần này là công thức hiệu quả cho người bị đau dạ dày. Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày trên cơ chế giảm tiết dịch vị trong cơ thể. Tinh dầu nghệ cũng giúp giảm đáng kể độ acid của dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, công dụng chống viêm và làm lành vết loét của bột nghệ và mật ong cũng rất hữu ích đối với những bệnh nhân đang gặp phải các biểu hiện khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra.
Không chỉ Đông y coi mật ong là “thần dược” tự nhiên dùng để chữa bệnh, y học hiện đại còn chứng minh đây là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng gồm nhiều vitamin và khoáng chất giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm giảm và cân bằng dịch vị axit giúp làm giảm đau dạ dày.

Cách dùng:
- Củ nghệ tươi đem rửa sạch và bỏ vỏ. Sau đó đập dập và lấy nước pha với mật ong để uống.
- Tham khảo tỉ lệ pha là: 12g bột nghệ/6g mật ong chia thành 3 lần sử dụng (uống trước bữa ăn).
Hiện nay, để thuận tiện sử dụng cho người bệnh, nghệ và mật ong đã được nghiên cứu và bào chế thành viên uống Vị An G-pharm giúp mang lại những công dụng cho người bị đau dạ dày:
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa trong các trường hợp viêm dạ dày – tá tràng gây đầy bụng, khó tiêu, căng chướng bụng, kém ăn. Hỗ trợ làm lành vết viêm dạ dày, giảm trào ngược dạ dày – thực quản.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng trong tổn thương dạ dày – đại tràng như: đau, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, căng chướng bụng, giảm tổn thương dạ dày do rượu bia.
Vị An G-pharm đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM trong đề tài “Nghiên cứu lâm sàng Đánh giá tính an toàn và tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng của viên Vị An G-Pharm kết hợp Omeprazol trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng”. Kết quả cho thấy Vị An G-pharm giúp giảm rõ rệt các triệu chứng cơ năng của viêm dạ dày, cải thiện mức độ viêm dạ dày tốt hơn so với chỉ sử dụng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ. Sản phẩm cũng được bình chọn Top 100 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam và giải thưởng Tin & Dùng 2012.

Viên uống Vị An G-Pharm đóng gói dạng viên nang nên rất thuận tiện sử dụng, thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ. Liều dùng được khuyến cáo là ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 viên; Nên duy trì sử dụng 3-6 tháng để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Theo kết quả khảo sát người dùng mới thực hiện, Vị An G-Pharm giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, căng chướng bụng… chỉ sau 10-15 phút sử dụng. Vì vậy, nếu thấy cơn đau hoặc các biểu hiện bệnh dạ dày xuất hiện, bạn có thể dùng ngay lập tức 2 viên Vị An G-Pharm để giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu.
Chuối hột chữa đau dạ dày
Theo y học cổ truyền, bột chuối hột (hoặc chuối tiêu xanh) có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm giảm tiết dịch vị, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét. Vì vậy, rất nhiều người đã sử dụng chuối hột chữa đau dạ dày.
Cách dùng:
Chuối hột cắt mỏng, phơi khô rồi nghiền nhỏ thành bột. Mỗi lần uống, pha 2 thìa bột với nước ấm rồi uống trước bữa ăn.

Trà hoa cúc chữa đau dạ dày
Uống trà hoa cúc nóng khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp giảm tình trạng kích thích dạ dày, cân bằng sự điều tiết acid trong dạ dày, đồng thời giúp giảm căng thẳng, lo âu nên có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.
Cách dùng:
Hoa cúc dùng làm trà là loại hoa cúc nhỏ màu trắng, hoặc vàng. Hoa cúc sau khi nở vừa tới được hái về, rửa sạch bụi bẩn, sao đó đem phơi hoặc sấy khô. Khi uống, chúng ta bỏ 4 đến 5 bông hoa cúc vào ấm trà, cho nước sôi vào và đợi 3 – 4 phút là có thể uống được.

Nước ấm giảm đau dạ dày
Nước ấm giúp làm loãng độ acid dịch vị, làm dịu cơn đau dạ dày, khi chưa chuẩn bị được bữa ăn thì có thể dùng 1 cốc nước ấm, sau đó nhanh chóng ăn những món mềm, dễ tiêu hóa.
Lô hội (Nha đam) giảm đau dạ dày
Lô hội cũng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà.
Cách dùng:
Cho một thìa nước lô hội vào cốc nước ấm và dùng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các biểu hiện đau, khó tiêu hay đầy hơi, tiêu chảy.
Trên đây là một vài cách đơn giản nhất giúp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải được thăm khám, điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý giúp lành viêm, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.