Co thắt dạ dày (CTDD) gây ra cho người bệnh những cơn đau ở dạ dày đột ngột, kèm theo một số triệu chứng chung của bệnh dạ dày khác. CTDD khiến cho bệnh nhân hết sức khó chịu, mệt mỏi không thể tập trung, chán ăn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.Vậy co thắt dạ dày là gì? Nguyên nhân nào gây co thắt dạ dày?

Co thắt dạ dày là bệnh gì?

Co thắt dạ dày còn được gọi là chuột rút dạ dày. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau dạ dày đột ngột kéo dài từ vài phút cho đến hàng giờ và có các biểu hiện khác như: đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, sốt hoặc ớn lạnh, tiêu chảy,…

Co thắt dạ dày là bệnh gì?
Co thắt dạ dày còn được gọi là chuột rút dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do sự nhạy cảm của cơ quan tiêu hóa và thức ăn: khi ăn những thức ăn gây dị ứng sẽ khiến cho cơ quan trong hệ thống tiêu hóa bị nhạy cảm, dạ dày sẽ “biểu tình” bằng những cơn CTDD. Loại thức ăn gây nhạy cảm đối với 1 số người có thể khác nhiều người, nên có những món gây CTDD đối với người này nhưng không ảnh hưởng đến người khác
  • Do ngộ độc thực phẩm: khi ăn những thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh sẽ bị tiêu chảy cấp, gây những cơn CTDD và co thắt đại tràng
  • Viêm niêm mạc đường tiêu hóa: khi ăn uống không hợp lý kéo dài, hoặc thực phẩm có chứa chất độc hại (thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm…) gây viêm dạ dày, viêm ruột hoặc uống nhầm các chất ăn mòn như kiềm hoặc acid làm xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, có thể có hoặc không nôn ói.
    nguyên nhân gây co thắt dạ dày
    Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng CTDD
  • Do hành kinh: “Thủ phạm” tiếp theo được xác định gây ra CTDD chính là những ngày “đèn đỏ” ở phụ nữ.
  • Do vận động mạnh: điều này xảy ra có thể do co thắt cơ bắp khi bạn tập thể dục thể thao quá mạnh, hoặc khi bơi lội. Việc tập luyện quá sức, lao lực không chỉ ảnh hưởng tới dạ dày mà còn nhiều cơ quan khác. Tập luyện với cường độ vừa phải là giải pháp để khắc phục.

Co thắt dạ dày bản thân nó là 1 triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, hoặc là dấu hiệu của 1 bệnh nguy hiểm nào đó, vậy nên khi có biểu hiện CTDD, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kỹ càng, xác định đúng nguyên nhân, nhất là đối với trường hợp bị CTDD thường xuyên.