FAQs – Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ bệnh nhân. Các bạn hãy tham khảo và để lại câu hỏi của mình tại mục “Hỏi đáp”. Cám ơn các bạn.

Trước khi nội soi dạ dày đại tràng cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ đồng hồ nhằm: – Tránh trào ngược sắc thức ăn trong quá trình nội soi. – Việc nhịn ăn giúp bác sĩ để có thể quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày đại tràng, đảm bảo kết quả nội soi chuẩn xác nhất, không bỏ sót tổn thương tiêu hóa. – Nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng giúp ngăn hiện tượng nhu động ruột tạo phân, làm bẩn đại tràng. – Ngoài ra, người bệnh không được uống các loại nước có màu như nước hoa quả, nước ngọt, cà phê… trước khi tiến hành nội soi để tránh những đánh giá nhầm lẫn.

Cafe là thức uống mang lại nhiều hứng khởi và năng lượng cho người dùng. Tuy nhiên trong trường hợp bị viêm loét dạ dày bạn không nên uống cafe. Vì caffe chứa nhiều chất có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng hơn, cụ thể là: – Acid chlorogenic có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm bùng phát những cơn đau – Tannin làm giảm khả năng hấp thu sắt cùng nhiều chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm. Từ đó khiến người viêm loét dạ dày tá tràng dễ bị sụt cân, thiếu máu, suy nhược cơ thể hơn. – Caffeine khiến dạ dày co bóp nhiều làm tăng tiết dịch vị nhiều hơn khiến các vết loét dễ lan rộng và dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Dưới đây là các loại trái cây vừa thơm ngon vừa tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung vào thực đơn: – Đu đủ: vừa giúp kích thích hệ tiêu hóa vừa giảm thiểu tình trạng táo bón – Bơ chứa kali và chất xơ giúp xoa dịu cơn đau dạ dày, hạn chế đầy hơi chướng bụng. – Táo: chứa chất xơ hòa tan cùng enzyme có lợi cho quá trình tiêu hóa, giảm bớt sự khó chịu bên trong dạ dày. – Thanh long rất giàu vitamin C, chất xơ hòa tan với hàm lượng acid hữu cơ thấp hạn chế tình trạng táo bón. – Việt quất: giàu chất chống oxy hóa ức chế nhiều vi khuẩn có hại trong dạ dày.

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Triệu chứng thường gặp là đau thượng vị, ợ chua, bụng cồn cào, nóng rát sau xương ức… HP lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, nhất là gia đình có thói quen ăn uống chung. Lây nhiễm xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống có nhiễm khuẩn. Hôn nhau cũng có thể lây HP nhưng nguy cơ thấp. Nếu phát hiện dương tính với vi khuẩn HP, người bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn sau hai tuần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phù hợp cho những người bị đầy hơi. Sữa chua có tác dụng điều hòa chuyển động ruột, giảm sự tích tụ khí và thức ăn, giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, lượng và nồng độ axit trong sữa chua không đáng kể so với axit trong dạ dày, do đó không làm tăng cường cảm giác đau. Vi khuẩn lên men trong sữa chua còn bám vào niêm mạc đường tiêu hóa và tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch, và ngăn chặn sự phát triển của các yếu tố gây đau dạ dày. Tuy nhiên, nên ăn sữa chua sau khi ăn bữa chính và không nên ăn khi đói. Cũng không nên ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày. Phụ nữ mang thai có thể ăn sản phẩm sữa chua không đường.

Ăn các loại đồ chua như trái cây có vị chua (xoài, me, cà chua, chanh…) và thực phẩm lên men (bơ sữa lên men, sữa chua, dưa muối, trái cây ngâm chua…) giúp kích thích vị giác và có lợi cho tiêu hóa. Mỗi ngày, người trưởng thành nên ăn khoảng 100-200g thực phẩm lên men và cân bằng với các thực phẩm khác. Tuy nhiên, ăn cùng lúc nhiều thực phẩm lên men có thể gây đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và làm trầm trọng thêm triệu chứng hội chứng ruột kích thích và viêm loét dạ dày. Thực phẩm lên men kích thích niêm mạc dạ dày và làm tổn thương các vết viêm loét nghiêm trọng hơn, dễ dẫn tới nhiễm trùng và gây ra các cơn đau. Ngoài ra, thực phẩm lên men không trải qua quá trình thanh trùng để bảo tồn vi khuẩn tốt, do đó tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển. Salmonella và E.coli là các vi khuẩn có thể phát triển trong kim chi, dưa cải muối, tương đậu nành… Nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, đau bụng trên rốn, đau đầu, sốt, nôn mửa, mất nước. Nhiễm khuẩn E.coli có thể dẫn đến tiêu chảy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi vào các mạch máu làm tổn thương các cơ quan lân cận như tim, thận, não), có thể gây tử vong.