Không ít bệnh nhân viêm họng “té ngửa” khi phát hiện mình bị trào ngược dạ dày thực quản. Trên thực tế, trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến viêm họng mạn mà ít ai ngờ tới. Theo thống kê, cứ 10 bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thì có đến 7 người là bị viêm họng mạn.

Trào ngược dạ dày – nguyên nhân gây viêm họng mạn ít ai ngờ tới

Ở bệnh nhân trào ngược, dịch vị của dạ dày sẽ thường xuyên trào ngược lên thực quản lên. Khi đó acid dạ dày sẽ tiếp xúc với khu vực hầu họng – nơi không có những cơ chế bảo vệ trước tác động của acid dạ dày. Khi acid và các men tiêu hóa có trong dịch vị tiếp xúc với dây thanh quản, nó có thể gây viêm dây thanh quản. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, nó có thể dẫn đến khàn giọng, ho hoặc cảm giác có thứ gì đó bị kẹt trong cổ họng. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là hội chứng trào ngược họng – thanh quản.

viêm họng do trào ngược dạ dày 1
Dịch vị acid gây viêm họng

Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn. Viêm họng mạn tính do trào ngược acid thường bị chẩn đoán nhầm sang viêm amidan tái phát hoặc viêm amidan mãn tính. Do đó bệnh nhân sẽ khuông được điều trị đúng, kết quả là bệnh có nguy cơ ngày càng nặng hơn.

Viêm họng do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản có những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng như đau họng, sưng tấy có thể tiến triển theo thời gian gây đau rát cổ họng, sốt, nuốt khó … khiến bệnh nhân luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, thậm chí là suy nhược.

Ca sĩ, giáo viên và những người phải nói nhiều hàng ngày có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn của đau họng do trào ngược acid

Bên cạnh đó, nếu không được chăm sóc và tiến hành điều trị kịp thời, viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thường hay gặp nhất là tiến triển thành tình trạng viêm họng mạn tính, hơi thở có mùi, hẹp thực quản,… và nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng.

Chữa viêm họng do trào ngược dạ dày như thế nào?

Viêm họng vốn là một bệnh thường gặp, nhưng lại rất dễ chữa khỏi. Tuy nhiên nếu đã điều trị trong một khoảng thời gian dài (3 tháng trở lên) mà bệnh vẫn còn thì cần phải nghĩ ngay đến nguyên nhân là do tình trạng trào ngược dạ dày. Để chắc chắn hơn, hãy quan sát một số dấu hiệu khác của cơ thể như: đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm thấy nghẹn ở cổ, đau tức ngực,… nếu như có những triệu chứng kèm theo đó thì gần như đã có thể kết luận rằng bệnh nhân đã bị viêm họng do trào ngược.

viêm họng do trào ngược dạ dày 2
Viêm họng kết hợp ợ chua, ợ nóng là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Khi đó, để có thể khắc phục tình trạng viêm họng, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm nguyên nhân viêm họng – bệnh trào ngược dạ dày. Phương pháp điều trị sẽ do các bác sĩ chuyên khoa dạ dày chỉ định, thông thường nhất là sử dụng các nhóm thuốc  giảm thiết acid dạ dày (omeprazol, esomeprazol, cimetidin,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng kèm các sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày như Vị An – Gpharm, sẽ cho kết quả rất tốt.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giảm bớt tác động của acid lên vùng hầu họng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Biện pháp này giúp rửa trôi acid bám trên khu vực hầu họng, hạn chế tình trạng viêm, đồng thời giảm bớt các triệu chứng đau rát, khô nóng của viêm họng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc, sản phẩm thảo dược có tác dụng làm giảm ho, giảm đau, giảm viêm ở cổ họng

Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải chú ý rằng, dù áp dụng biện pháp nào thì điều trị tận gốc trào ngược dạ dày thực quản vẫn luôn là điều kiện tiên quyết để điều trị viêm họng do trào ngược.