Việc học hành căng thẳng khiến Bảo Trân bị đau bao tử. Tuy nhiên thật may mắn cho Trân khi được sống cùng người mợ là bác sĩ. Đã từng thấy nhiều người sử dụng Vị An G-Pharm cho hiệu quả tốt, mợ nói Trân nên dùng thử một đợt xem sao.

Là một sinh viên, Bảo Trân có cuộc sống năng động với các hoạt động trường lớp và công tác xã hội như bao bạn trẻ khác. Gặp Trân, tôi ấn tượng với hình ảnh cô gái tự tin đầy sức sống ở tuổi 22. Ít ai biết rằng, phía sau nụ cười đó, đã có lúc Trân phải vật vã với những cơn đau rút ruột do căn bệnh đau dạ dày. Nhưng với Trân, đó giờ chỉ là câu chuyện của quá khứ.

Nhắc đến căn bệnh đau dạ dày, không ai còn thấy xa lạ vì mức độ phổ biến, khi mà kết quả thống kê có đến 70% người Việt đối diện nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, trong đó hai nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do ăn uống thất thường và căng thẳng. Trường hợp của Trân cũng vậy. Ngay từ những năm còn ngồi trên ghế phổ thông, do lịch học dày đặc nên việc bỏ bữa và ăn muộn là điều thường xuyên với Trân. Cộng thêm những áp lực ôn thi đã rộng đường để căn bệnh đau dạ dày tìm đến em.

Căn bệnh đau dạ dày xuất phát từ áp lực học hành

Nhớ lại thời gian đó, Trân chia sẻ: “Cứ mỗi lần căng thẳng là dạ dày em lại co rút lại, cảm giác đau quặn và không muốn ăn. Các cơn đau cứ lặp đi lặp lại, em luôn cảm thấy đầy bụng và ăn không tiêu. Mỗi lần ăn chỉ được chút xíu đã thấy no và cảm giác rất khó chịu. Em cứ phải cố chịu để không gián đoạn việc học, vì đó là giai đoạn quan trọng để bước chân vào giảng đường đại học…”

Rồi ước mơ cũng thành hiện thực, vượt qua tất cả những đau đớn của bệnh tật, Trân trở thành sinh viên của Đại học Sài Gòn. Bước vào cuộc sống mới với bao quyết tâm cùng hoài bão, đó là động lực giúp Trân nén chịu từng cơn đau hay cảm giác chán ăn mà cố gắng hoàn thành năm học. Dù đã có lúc, Trân phải bỏ dở tiết học do cơn đau quặn trong bụng.

Bệnh dạ dày của Trân đã thuyên giảm chỉ sau 1 thời gian ngắn

Thật may mắn cho Trân khi được sống cùng người mợ là bác sĩ. Thấy cô cháu gái hay bỏ bữa, mợ đã giục Trân đi khám tổng quát để kiểm tra, và lúc này em phát hiện bị xước thành dạ dày và trào ngược thực quản. Nghe mợ cảnh báo tình trạng bệnh đã khá nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến loét, thậm chí là thủng dạ dày. Chỉ nghe đến thế thôi, Trân đã thấy “lạnh người”. Thời gian qua em đã âm thầm sống chung với “sát thủ giấu mặt” mà không hề hay biết!

Lựa chọn sản phẩm Đông Y thay vì Tây Y

Là người trong ngành, mợ khuyên Trân nên dùng các sản phẩm từ thảo dược. Đã từng thấy nhiều người sử dụng Vị An G-Pharm cho hiệu quả tốt, mợ nói Trân nên dùng thử một đợt xem sao. Đều đặn mỗi ngày, trước bữa ăn sáng, trưa, tối 30 phút, Trân uống 1 viên Vị An G-Pharm. Và rồi, kết quả là: “Từng ngày trôi qua, em nhận thấy những thay đổi, đó chính là sự “yên ổn” hơn trong dạ dày. Mỗi bữa ăn, em tìm thấy lại cảm giác ngon miệng, ăn được nhiều hơn, không còn bị ợ chua hay trào ngược như trước. Các cơn đau dạ dày cứ thưa dần, thưa dần,… rồi mất hẳn”. Trân cảm thấy như cuộc sống mình vừa bước sang một trang mới trọn vẹn hơn.

Tuổi trẻ, không tránh khỏi những lúc quên ăn hay quên uống thuốc, thế nhưng cơn đau chỉ có chút thoảng qua chứ không dữ dội như trước. Sử dụng tiếp với liều 2 viên/ngày thêm một thời gian nữa, Trân ngừng luôn cho đến thời nay thì thấy dạ dày đã “khỏe” và không bị đau lại lần nào. Không còn ám ảnh bởi căn bệnh đau dạ dày, Trân toàn tâm toàn ý cho việc học và những mục tiêu của tương lai.

Vâng, nhắc đến thời gian của hiện tại, ánh mắt Trân bừng sáng niềm tin và hạnh phúc. Với Trân, nếu không nhờ mợ và Vị An G-Pharm, có lẽ giờ đây căn bệnh đau dạ dày vẫn cản trở việc học hành của em.