Mùa thu – đông là thời điểm mà nhiều bệnh lý có xu hướng gia tăng. Trong đó, viêm và đau dạ dày cũng không phải là một ngoại lệ.

Tại sao tình trạng đau dạ dày có xu hướng tăng vào mùa thu – đông ?

Có nhiều nguyên nhân làm cho triệu chứng đau dạ dày gia tăng mạnh mẽ vào mùa thu – đông, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Có nhiều nguyên nhân làm cho triệu chứng đau dạ dày gia tăng mạnh mẽ vào mùa thu – đông, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Về nguyên nhân khách quan, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng giảm có thể kích thích sản xuất và tăng lượng histamine trong máu. Histamine là một chất có tác động làm tăng co bóp và tiết dịch vị trong dạ dày. Điều này có thể gây ra tình trạng tăng acid dịch vị trong dạ dày – một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý đau dạ dày. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử đau dạ dày, nguy cơ tái phát sẽ rất cao.

Bên cạnh đó, mùa thu – đông là thời điểm nhiệt độ thấp làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể trở nên yếu hơn. Những tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công cơ thể. Trong số đó, vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Về mặt chủ quan, trời lạnh thường kích thích chúng ta ăn nhiều để cung cấp năng lượng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ăn quá no, ăn không đúng giờ,… khiến hệ tiêu hóa không thích nghi được. Nếu thường xuyên ăn những món cay nóng, nướng, lẩu và uống rượu trong mùa đông, có thể gây kích ứng mạnh cho dạ dày, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày.

Vậy làm cách nào để bảo vệ dạ dày trong mùa thu – đông?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, để bảo vệ hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng trong mùa thu – đông, cần chú ý các điều sau:

  • Hạn chế ăn thực phẩm sống, tái,… nên ưu tiên ăn thực phẩm sạch, đã chín để tránh nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Tránh ăn đồ quá lạnh, quá nóng, đồ chua, cay, chát,… vì đây là các thực phẩm có thể kích ứng dạ dày.
  • Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc và các chất kích thích khác.
  • Ăn đủ lượng thức ăn mỗi bữa, không ăn quá no hoặc quá đói, đặc biệt là trong bữa tối.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng bụng.
  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh, củ quả, trái cây… để bổ sung đầy đủ vitamin, dinh dưỡng và khoáng chất.
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch và khả năng thích nghi của cơ thể.

Có thể sử dụng các loại thảo dược để ổn định hệ tiêu hóa, tăng cường sự tiêu hóa và phòng tránh viêm loét. Các loại thảo dược này có thể được sử dụng hàng ngày, đặc biệt khi có những triệu chứng tiêu hóa không ổn định.