Trào ngược dạ dày thực quản là sự trào ngược dịch ở dạ dày lên thực quản, thậm chí có thể tràn qua hệ hô hấp khiến người bệnh tử vong.

Phần lớn những bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày chỉ có những triệu chứng nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện nên thường không đi khám. Việc thăm khám và phát hiện sớm sẽ giúp điều trị thành công căn bệnh này. Vậy phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm những bước nào?

Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị có thể dẫn tới tử vong

Bước 1: Chẩn đoán sơ khai tình trạng bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi sau để tìm hiểu các triệu chứng ở người bệnh:

  • Có nôn ói hay có triệu chứng buồn nôn trong và sau khi ăn.
  • Có bị nôn ra máu hay thiếu máu mạn tính.
  • Đau bụng, có cảm giác khó nuốt, đau xương ức.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Hô hấp khó khăn: Thở khò khè, hen suyễn,….
  • Dị ứng môi trường, khói thuốc, hóa chất độc hại,…

Bước 2: Khám và xét nghiệm bệnh

  • Khám:
  • Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và các triệu chứng hô hấp.
  • Kiểm tra các bệnh lý đi cùng: bại não, down, rối loạn tiêu hóa.
  • Theo dõi lịch sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm:
  • Đo độ pH thực quản
  • X-quang thực quản dạ dày cản quang: Chiếu phát hiện trào ngược từ dạ dày lên thực quản; chụp khi nghi ngờ có hẹp thực quản; nội soi khi nghi ngờ có viêm thực quản; Datacells khi ói máu, thiếu máu.
  • Siêu âm ngực bụng: Nếu nhiều hơn 3 lần trào ngược trong 5 phút thì chính xác là đã bị trào ngược dạ dày thực quản. Nội soi cũng sẽ phát hiện bệnh nhân có hở van tâm vị gây trào ngược hay không.

Bước 3: Tiến hành chẩn đoán

  • Chẩn đoán bắt buộc: lâm sàng, đo pH thực quản 24 giờ.
  • Chẩn đoán có thể: Lâm sàng gợi ý + siêu âm hay lâm sàng gợi ý + đáp ứng điều trị.
  • Chẩn đoán phân biệt: Theo từng trường hợp cụ thể như nôn ói, suy hô hấp, đau rát thượng vị,…

Bước 4: Điều trị

  • Thuốc: Các bác sĩ thường chỉ định người bệnh nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa, ức chế tiết acid ở dạ dày, điều trị và làm giảm nhanh các triệu chứng.
  • Nhóm kháng acid: Có tác dụng làm giảm hiện tượng ợ nóng, có thể trung hòa dịch vị.
  • Nhóm thuốc kháng H2: làm giảm hiện tượng ợ nóng bằng cách ức chế tiết dịch vị.
  • Nhóm ức chế bơm proton (PPI): Làm giảm triệu chứng ợ nóng và làm lành tổn thương ở thực quản tốt hơn nhóm kháng H2.
  • Phẫu thuật (khi dùng thuốc thất bại): được dùng khi hở van tâm vị nặng, bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, có nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng các loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, chưa thể điều trị khỏi tận gốc căn bệnh trào ngược. Vì vậy mà nhiều thầy thuốc và bệnh nhân tìm đến sử dụng Đông y trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Bước 5: Theo dõi sau khi điều trị

Người bệnh phải thường xuyên tái khám sau điều trị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ sau khi khỏi bệnh phải tái khám trong tuần đầu tiên để theo dõi, sau đó có thể thôi tái khám.
  • Trào ngược dạ dày thực quản nặng, sau khi chữa xong bệnh thì tái khám tuần đầu, 1 tháng và 3 tháng sau. Nếu bệnh khỏi hẳn thì có thể yên tâm.

Tuy nhiên, để không trở thành bệnh nhân của bác sĩ chuyên khoa dạ dày, bạn nên biết cách phòng ngừa căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cần luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, và rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.