Sử dụng các chất kích thích, thực phẩm chua, cay, đồ uống có ga trong thời gian dài xem các trận đấu World Cup sẽ làm tổn thương đến dạ dày. Do vậy, để bảo vệ dạ dày khỏe mạnh, các cơn đau không còn tái phát, bạn hãy tham khảo những biện pháp phòng bệnh dạ dày tái phát trong bài viết dưới đây.

Phòng bệnh dạ dày tái phát sau mùa World Cup
Phòng bệnh dạ dày tái phát sau mùa World Cup

Bệnh dạ dày bùng phát trong mùa World Cup

Nếu là fan hâm mộ cuồng nhiệt của bóng đá nên những ngày bóng lăn, chắc hẳn bạn không thể bỏ lỡ những buổi la cà quán xá, uống bia, bàn chuyện bóng đá với bạn bè. Đêm đêm, chúng ta lại thức khuya để xem các trận cầu hấp dẫn và nhâm nhi vài món đồ nhậu. Đó là cơ hội tuyệt vời để viêm loét dạ dày mạn tính tái phát, làm xuất hiện các triệu chứng ợ chua ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị. Nhưng vì đam mê cháy bỏng cùng trái bóng mà nhiều người vẫn cố chịu thay vì đi khám. Vì vậy, các căn bệnh dạ dày được dịp bùng phát trong mùa World Cup.

Chia sẻ của bác sĩ cho biết, những người có tiền sử viêm loét dạ dày, lại có vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) nhưng do thời gian thức đêm xem bóng đá cộng thêm việc uống cấp tập bia rượu có thể dẫn đến bị xuất huyết dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn tới ung thư dạ dày.

Phòng ngừa bệnh dạ dày tái phát sau mùa Word Cúp

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày. Trong đó, lối sống sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh là yếu tố phổ biến nhất. Tuy nhiên, mọi người có thể chủ động phòng tránh bệnh bằng những cách dưới đây.

Thay đổi thói quen ăn uống

Helicobacter.pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Do tính chất dễ lây nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày nên mọi người cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống nước đun sôi. Hạn chế dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt, rửa tay sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là cách phòng ngừa lây nhiễm HP.

Không bỏ bữa; ăn uống đúng giờ; không ăn quá no và sát giờ đi ngủ, tốt nhất nên ăn trước khi ngủ 2-3 giờ… giúp điều hòa chức năng và hoạt động co bóp của dạ dày. Mọi người nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và chất xơ. Tiến sĩ Khanh dẫn theo một số nghiên cứu đăng trên Medical News Today cho thấy, những thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, ức chế tiết axit và chứa các đặc tính chống viêm, bảo vệ tế bào nên có thể hỗ trợ ngăn ngừa và góp phần điều trị loét.

Sữa chua chứa hàm lượng lớn probiotics (lợi khuẩn). Các lợi khuẩn này giúp cải thiện các triệu chứng khó tiêu và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh nên sử dụng mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe.

Muối có thể làm tăng nguy có ung thư dạ dày vì thế không nên ăn mặn. Người bệnh cần tránh thức ăn chua và cay khi vết loét đang lành để giảm thiểu tình trạng trào ngược axit có thể xảy ra ở người mắc bệnh.

Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống

Hạn chế uống rượu bia và nước có ga

Uống rượu bia và nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày, tá tràng. Ethanol trong bia rượu không chỉ ức chế sự tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn kích thích và ăn mòn lớp niêm mạc, khiến dạ dày dễ bị viêm loét, xuất huyết. Nước ngọt có ga đều kích thích dạ dày tiết nhiều axit dịch vị, tăng nồng độ axit trong dạ dày, lâu ngày dẫn đến loét. Do vậy, tránh uống rượu bia, nước ngọt có ga có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.

Dừng hút thuốc lá

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày và ức chế bài tiết chất nhầy. Đây là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tái phát loét dạ dày, tá tràng, đồng thời làm chậm quá trình lành vết loét. Hút thuốc còn thúc đẩy trào ngược các chất trong tá tràng vào dạ dày, tăng tiết axit. Người hút thuốc lá nên bỏ thuốc để phòng tránh căn bệnh này.

Tránh lạm dụng thuốc chống viêm không steroid

Việc sử dụng kéo dài một số loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, diclofenac, ketoprofen… có thể ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người dùng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid liên tục trong 3 tháng có thể mắc viêm loét dạ dày. Khi sức khỏe có biểu hiện bất thường, người bệnh không nên tự bắt bệnh và tùy tiện sử dụng thuốc.

Không thức khuya

Thức khuya làm dạ dày hoạt động quá tải, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa. Dạ dày tiết nhiều dịch vị khiến lớp niêm mạc dần bị ăn mòn. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm, loét dạ dày.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong được đánh giá là hai vị thuốc đầu bảng trong những dược liệu trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày trên cơ chế giảm tiết dịch vị trong cơ thể. Tinh dầu nghệ cũng giúp giảm đáng kể độ acid của dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, công dụng chống viêm và làm lành vết loét của bột nghệ và mật ong cũng rất hữu ích đối với những bệnh nhân đang gặp phải các biểu hiện khó chịu do bệnh lý dạ dày gây ra: đau, ợ hơi, trào ngược thực quản…

Không chỉ Đông y coi mật ong là “thần dược” tự nhiên dùng để chữa bệnh, y học hiện đại còn chứng minh đây là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng gồm nhiều vitamin và khoáng chất giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm giảm và cân bằng dịch vị axit dạ dày. Vì vậy, sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ nghệ, mật ong giúp hồi phục và bảo vệ sức khỏe dạ dày sau mùa World Cup.