Viêm dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam với khoảng 7 % dân số mắc bệnh. Trên phạm vi toàn cầu, số bệnh nhân mắc bệnh cũng chiếm từ 5 – 10% dân số thế giới.
Hiện nay, đã có phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày. Tuy vậy, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải thất bại trong điều trị mặc dù đã được điều trị theo các phác đồ này. Mặt khác, tỉ lệ tái phát của viêm dạ dày ở mức tương đối cao. Bắt đầu từ một đợt viêm dạ dày cấp, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, và thậm chí là chuyển sang mạn tính.
Một trong những nguyên nhân khiến xuất hiện những thất bại trong điều trị bệnh viêm dạ dày là do người bệnh đã mắc phải một số sai lầm trong khi điều trị bệnh. Dười đây là những sai lầm người bệnh rất dễ gặp phải và cần tránh để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Không đi khám mà tự “bắt bệnh bốc thuốc” cho mình
Đây là tình trạng không chỉ gặp ở riêng bệnh viêm dạ dày, mà hầu hết các bệnh khác, người dân Việt Nam đều có thói quen tự “bắt bệnh bốc thuốc” cho chính mình thay vì đến với các cơ sở chuyên khoa để khám bệnh. Có hai lý do chính khiến người bệnh viêm dạ dày “ngại” đi khám bệnh: do việc đi khám phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà (chờ đợi, lấy số, nhịn đói 8h trước khi nội soi,…) và do sợ phải nội soi.
Việc không đi khám mà tự ý mua thuốc về sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đầu tiên, các triệu chứng của viêm dạ dày như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi,… tương đối giống với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Nếu không thăm khám trực tiếp thì không thể phát hiện được. Ví dụ như những người bi đau bụng nghĩ mình bị rối loạn tiêu hóa nên ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa về uống, kết quả là đã sử dụng sai thuốc.
Bên cạnh đó, cần thiết phải đi khám để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh, bởi nếu không xác định đúng nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó thì sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân viêm dạ dày. Vị trí đau bụng thường là ở vùng thượng vị. Đây cũng là triệu chứng gây khó chịu đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Khi con đau dạ dày xuất hiện, giải pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến là sử dụng thuốc giảm đau . Điều này là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, các thuốc giảm đau NSAIDs thông dụng (ibuprofen, diclofenac,…) là 1 trong các nguyên nhân chính gây nên căn bệnh viêm dạ dày, do đó việc sử dụng các loại thuốc này sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, khi uống thuốc giảm đau, cơn đau sẽ giảm nhưng nguyên nhân gây đau vẫn còn đó. Đây là điều hết sức nguy hiểm bởi người bệnh sẽ dễ chủ quan, không chịu điều trị nguyên nhân và để bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn.
Lạm dụng thuốc kháng acid dạ dày
Các thuốc kháng acid là thuốc có tác dụng ngắn. Nhóm thuốc này có thể làm giảm bớt triệu chứng nhưng không điều trị khỏi bệnh.
Mặt khác, một nghiên cứu thực hiện tại Hà Lan được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) cho thấy các thuốc kháng acid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi độ acid tự nhiên của dạ dày là một cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh có trong thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày.
Không đi khám, tự ý kê thuốc toa cũ
Điều này xảy ra với những người đã “có kinh nghiệm” với bệnh viêm dạ dày. Thay vì đi khám mỗi lần bị viêm dạ dày, bệnh nhân tự ý mua thuốc theo đơn thuốc cũ. Trên thực tế, viêm dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, và do đó, nguyên nhân gây ra cơn viêm dạ dày có thể cũng không giống nhau. Việc sử dụng lại đơn thuốc cũ có thể sẽ gặp thất bại điều trị do không loại bỏ được nguyên nhân gây ra viêm dạ dày trong đợt mới.
Tự ý ngưng thuốc khi giảm triệu chứng
Một số bệnh nhân khi thấy các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa giảm hoặc có dấu hiệu hết thì ngay lập tức dùng thuốc. Đây là một sai lầm trong điều trị bệnh. Trên thực tế, triệu chứng giảm không đồng nghĩa với việc “hết bệnh”. Bệnh và nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày có thể vẫn còn đó, các triệu chứng bị giảm do tác dụng của thuốc và khi ngưng sử dụng thì các triệu chứng này sẽ quay trở lại.
Đặc biệt, trong trường hợp viêm dạ dày dương tính với khuẩn HP, việc ngưng sử dụng kháng sinh điều trị bệnh sẽ làm tăng tỉ lệ kháng thuốc của vi khuẩn. Đây là điều hết sức nguy hiểm bởi HP là một vi khuẩn có khả năng kháng thuốc rất mạnh.
Do đó, bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng pháp đồ điều trị, kể cả khi cảm thấy mình đã hồi phục hoàn toàn.
Ăn uống không khoa học
Nhiều người nghĩ rằng khi bị viêm dạ dày thì “Chỉ cần dùng thuốc là đủ”. Đây là một quan niệm sai lầm. Nếu như không đảm bảo được chế độ ăn uống của mình thì sẽ không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Người bệnh cần chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý: ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn cho mỗi bữa; ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa; tăng cường rau xanh và hoa quả trong khẩu phần ăn; cần tránh ăn các thực phẩm quá cứng, quá cay nóng, những thức ăn nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas và những chất kích thích khác. Song song với một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược lành tính hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để điều trị bệnh.
Hiện nay, trên thị trường đang có sản phẩm thảo dược Vị An G-pharm – sản phẩm được nghiên cứu trên lâm sàng chứng minh tác dụng vượt trội trong việc giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày. Với các thành phần từ các thảo dược tốt cho dạ dày, Vị An G-Pharm giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh lý dạ dày như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn; giúp nhanh lành vết viêm dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa trong các trường hợp viêm dạ dày – tá tràng gây đầy bụng, khó tiêu, căng chướng bụng, kém ăn.
Bình Võ