Để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn,… rất nhiều bệnh nhân đã tìm đến bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không. Phương pháp này có hiệu quả không và được sử dụng như thế nào?

Tác dụng của lá trầu không với bệnh trào ngược dạ dày

Lá trầu không có tác dụng với bệnh trào ngược dạ dày theo quan niệm của y học cổ truyền. Lá trầu không có tính ấm, vị cay và có các tác dụng sau đối với bệnh dạ dày:

  • Giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Trung hòa acid trong dịch vị dạ dày và kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản.
  • Kích thích quá trình co thắt và làm giãn nở cơ vòng, tăng cường quá trình tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Sử dụng lá trầu không đúng cách có thể giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày và làm lành các vết viêm loét và tổn thương bên trong dạ dày.


Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, cụ thể là một nghiên cứu của môn Ký sinh tại Trường Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra rằng:

  • Trong lá trầu không có chứa tanin và một số thành phần chống oxy hóa, đây đều là những chất giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Thành phần betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh. Nhờ đó mang lại tác dụng đẩy lùi các tác nhân gây viêm loét, trào ngược dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn gây hại như trực trùng coli, tụ cầu, subtilis,…
  • Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất có trong lá trầu không có khả năng kiểm soát lượng acid dư thừa. Bởi vậy, dược liệu này đem đến hiệu quả vượt trội với bệnh trào ngược dạ dày.

3 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không

Các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, dễ thực hiện lại đem đến hiệu quả tương đối cao nên ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Uống nước lá trầu không

Người bệnh cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 5 lá trầu không tươi, nước lọc và dụng cụ đun nấu (bếp, ấm).

Lá trầu không đem rửa nhiều lần cho sạch, sau đó ngâm nước muối thêm 15 – 20 phút để loại bỏ bụi bẩn còn sót lại và vi khuẩn gây hại.

Sau khi vớt ra cho ráo nước thì tiến hành vò nát và bỏ vào ấm để đun nước.

Thêm 1 lượng nước bằng ¾ ấm, sau đó đặt lên bếp đun với lửa nhỏ trong vòng 15 – 20 phút. Tắt bếp, để nguội, sau đó lọc bỏ bã để uống.

Mỗi ngày bạn uống 1 cốc trước khi ăn trưa tầm 30 – 60 phút. Kiên trì áp dụng như vậy, sau 1 tháng bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày giảm rõ rệt.

Dùng lá trầu không đắp lên bụng

Những nguyên liệu người bệnh cần chuẩn bị gồm có: 10 lá trầu không, một ít muối loại hạt to và nước sạch.

Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng, rồi vớt ra để cho ráo nước.

Sau đó chuẩn bị cối, bỏ lá trầu không vào giã cho dập rồi thêm muối hạt tiếp tục giã đến khi nhuyễn, nát. Nếu có máy xay sinh tố, bạn có thể sử dụng sẽ giúp làm nát nhanh và đều hơn.

Sử dụng hỗn hợp vừa làm nhuyễn phía trên đắp trực tiếp lên bụng, đặc biệt là vùng bị đau. Bạn có thể kết hợp xoa nhẹ để làm giảm nhanh hơn triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Với cách làm này, bạn nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/tuần để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày tốt hơn.

Ăn trực tiếp lá trầu không tươi

Người bệnh chuẩn bị 2 lá trầu không bánh tẻ, không quá già hoặc quá non để tránh bị đắng.

Lá trầu đem rửa với nước, sau đó cho thêm một ít muối vào nước ngâm thêm khoảng 15 – 20 phút.

Tiếp theo đem rửa lại với nước sạch một lần nước rồi vớt ra cho ráo nước. Sau đó lấy lá trầu không nhai sống trực tiếp để cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược.

Với cách làm này, người bệnh kiên trì thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.