Chế độ ăn uống là một trong những điều mà bệnh nhân viêm đau dạ dày cần đặc biệt quan tâm. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh, ngăn ngừa được sự phát triển của biến chứng và nhanh lành bệnh.

Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà bệnh nhân bị viêm đau dạ dày cần tránh xa:

Các thực phẩm muối chua

Axit dịch vị là một dạ dày có độ axit cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và cũng là yếu tố gây viêm loét dạ dày. Khi bị viêm dạ dày, nếu bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm chứa muối và axit như dưa, cà muối, kim chi,… sẽ làm tăng độ axit trong dạ dày. Kết quả là bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và vết viêm sẽ mất thời gian để phục hồi.

đau dạ dày
Đồ muối chua không tốt cho người đau dạ dày

Các món ăn cay, nóng

Các món ăn cay nóng được coi là nhóm thực phẩm “đại kỵ” với bệnh nhân viêm đau dạ dày.  Việc ăn các thực phẩm thuộc nhóm này có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày mạnh, tăng tiết acid và gây những cơn đau dữ dội. Có thể kể đến như: kim chi, lẩu Thái, các món nhiều ớt, mù tạt…

Các món ăn nhiều dầu mỡ

Các thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, làm nặng hơn tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, dễ gây ợ nóng, trào dịch dạ dày gây viêm loét thực quản và viêm họng mãn tính

đau dạ dày
Đồ chiên nhiều dầu khó tiêu, đầy bụng làm tình trạng bệnh nặng hơn

Bia, rượu, trà, cà phê và nước ngọt có ga

Đây là những loại thực phẩm có tác động xấu đến dạ dày. Caffein trong cà phê và tanin trong trà đều là các chất kích thích niêm mạc dạ dày. Nếu thường xuyên tiêu thụ cà phê và trà đậm, các vết viêm dạ dày sẽ mất thời gian lâu hơn để lành.

Nước có ga thường được giới trẻ ưa chuộng và thường mắc sai lầm khi ăn không tiêu, sử dụng nước có ga để dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, thực tế chỉ có một phần khí được giải phóng, phần còn lại trong dạ dày gây giảm hiệu quả tiêu hóa và có thể gây đầy bụng. Nước ngọt có ga tự nhiên có độ axit yếu, nếu người bệnh sử dụng sẽ làm tăng tình trạng dư axit dạ dày.

đau dạ dày
Đây là những sản phẩm có hại cho dạ dày

Rượu và bia gây tổn thương mạnh cho niêm mạc dạ dày và đồng thời làm giảm tiết chất nhầy – yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, bệnh nhân viêm đau dạ dày cần hạn chế sử dụng rượu và bia trong mức tối thiểu.

Các món ăn nhiều gia vị

Các món ăn chế biến sẵn, thịt hun khói, đồ nướng tẩm ướp nhiều gia vị,… cũng là nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm dạ dày nên kiêng. Các loại gia vị này có thể kích thích dạ dày, khiến tình trạng viêm đau trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số loại gia vị khi người bị viêm dạ dày ăn vào còn gây đầy bụng, ợ hơi, chướng bụng,…

Một vài loại trái cây cần phải kiêng

Mặc dù trái cây và rau củ rất có lợi cho sức khỏe con người, tuy nhiên đối với bệnh nhân viêm dạ dày, một số loại trái cây và rau củ có thể làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.

viêm dạ dày
Các loại quả thuộc họ cam quýt có nhiều acid không tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày

Các loại quả thuộc họ cam quýt (cam, chanh, bưởi, quất,…) chứa rất nhiều acid, không tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày. Dứa và đu đủ xanh cũng là những loại trái cây cần được tránh, vì chúng có chứa nhiều acid và enzym gây tiêu protein, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngay cả cà chua cũng nên ăn hạn chế, vì nó chứa nhiều acid. Những loại trái cây này có thể được ăn một ít sau khi ăn no bữa chính, không nên ăn quá nhiều và cũng không nên ăn khi đói. Thay vào đó, nên ưu tiên những loại trái cây có hàm lượng acid thấp.

Đồ ăn lạnh

Bệnh nhân viêm dạ dày nên tránh ăn đồ lạnh, đặc biệt là uống nước lạnh sau khi ăn. Nguyên nhân là khi tiếp nhận đồ lạnh, dòng máu cung cấp cho dạ dày sẽ giảm, từ đó làm giảm hiệu quả tiêu hóa. Hậu quả là gây khó tiêu, chướng bụng, dịch vị lưu lại lâu trong dạ dày, làm tăng tình trạng đau dạ dày.

viêm dạ dày
Bệnh nhân viêm dạ dày không nên ăn đồ lạnh, đặc biệt là uống nước lạnh sau khi ăn

Chế độ ăn uống là một trong những vấn đề quan trọng mà bệnh nhân viêm dạ dày cần chú ý. Nếu không tuân thủ đúng, bệnh sẽ ngày càng trở nặng, thậm chí có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm được đề cập.

Có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng để hỗ trợ quá trình lành viêm, bảo vệ dạ dày và tăng cường tiêu hóa. Sau khi các vết viêm đã lành, bệnh nhân có thể dùng lại các loại thực phẩm đó với số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Nên ưu tiên các thực phẩm có tính nhẹ nhàng để giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa.