Loét dạ dày tá tràng là những vết loét hình thành trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân chính của loét dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), và nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thực phẩm và đồ uống không gây ra loét và không thể chữa khỏi vết loét dạ dày. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể giúp phục hồi các mô bị tổn thương, trong khi số khác có thể kích ứng vết loét và ảnh hưởng đến lớp bảo vệ tự nhiên của hệ tiêu hóa. Người mắc loét cần chú ý đến việc chọn lựa thực phẩm phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.

Một đánh giá năm 2021 về các loại cây thuốc, được xuất bản trên Tạp chí Phân phối Thuốc và Trị liệu của Mỹ, đã nghiên cứu về polyphenol. Polyphenol là một loại chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật và có thể được sử dụng để điều trị loét dạ dày tá tràng.

Có một số polyphenol có thể giúp lành vết loét dạ dày nhanh chóng, trong khi những chất khác có tác dụng kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn HP. Ví dụ, polyphenol trong trà xanh có thể làm dịu viêm và tăng cường lớp niêm mạc trong dạ dày. Các sản phẩm từ sữa lên men như sữa chua cũng có tác dụng kháng khuẩn. Một số loại mật ong như mật ong oregano được trồng ở Hy Lạp cũng đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt HP và các vi khuẩn khác. Cần hạn chế thực phẩm cay và nóng trong chế độ ăn uống để điều trị loét.

thực phẩm cho người loét dạ dày

Dưới đây là một số thực phẩm mà người mắc loét nên ăn theo gợi ý của Very Well Health:

  1. Trái cây: Trái cây tươi hoặc đông lạnh chứa chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi. Trái mọng, táo, nho và lựu là những lựa chọn tốt, giúp giảm các triệu chứng của loét dạ dày nhờ vào polyphenol chống oxy hóa. Tuy nhiên, người mắc loét nên quan sát phản ứng của cơ thể, nếu trái cây gây kích thích hoạt động quá mức thì nên loại bỏ chúng khỏi thực đơn.
  2. Rau: Rau lá xanh, rau màu đỏ tươi và các loại cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tổng thể và giúp giảm triệu chứng loét. Nên tránh ớt cay và cà chua hoặc các sản phẩm làm từ chúng nếu gây trào ngược dạ dày khi sử dụng. Người mắc loét dạ dày nên hạn chế rau sống vì chúng khó tiêu hóa.
  3. Protein nạc: Thịt gia cầm không da, thịt bò nạc như thăn hoặc thăn nội, cá, trứng, đậu phụ, tempeh, đậu khô và đậu Hà Lan là những nguồn cung cấp protein ít chất béo. Cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp chất béo omega-3 có khả năng giảm viêm và hữu ích trong việc ngăn ngừa vết loét mới.
  4. Sữa lên men: Các sản phẩm như kefir và sữa chua Hy Lạp cung cấp vi khuẩn men (vi khuẩn có ích) cùng với protein. Đây được coi là lựa chọn tốt cho người mắc loét dạ dày.
  5. Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt đã tách hạt như yến mạch, quinoa, hạt kê cung cấp chất xơ dồi dào để bổ sung vào chế độ ăn uống của người mắc loét dạ dày.
  6. Các loại thảo mộc và gia vị: Có thể sử dụng hầu hết các loại thảo mộc và gia vị nhẹ vì chúng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Gia vị nên chọn gồm nghệ, quế, gừng và tỏi, có tính kháng khuẩn và chống viêm. Đối với chất tạo ngọt, người mắc loét nên cân nhắc sử dụng mật ong thay vì đường.

Ngoài ra, người mắc loét dạ dày cần loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày các loại rượu, caffeine, trà, nước ngọt, sữa và một số loại thịt chiên, xúc xích, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm cay, nóng, thức ăn mặn, và socola… Những thực phẩm này có thể làm tình trạng loét dạ dày trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.