Loét dạ dày là một vết loét xuất hiện trên niêm mạc của dạ dày hoặc ruột non, thường gây đau và cảm giác nóng rát trong vùng bụng. Loét dạ dày có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn H.pylori (Helicobacter pylori) hoặc do các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài. Căng thẳng và một số loại thực phẩm cũng có thể làm trầm trọng tình trạng loét dạ dày. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên từ thảo dược có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, theo Very Well Health (Mỹ).

Các thực phẩm chứa flavonoid: Flavonoid là một hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy trong các loại trái cây, rau và các sản phẩm thực vật khác. Chúng có tính chất chống viêm, chống oxy hóa và giúp cải thiện tình trạng viêm do loét, đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày. Một số thực phẩm giàu flavonoid bao gồm: quả mọng, trà xanh, táo, hành, tỏi, cải bắp, bông cải xanh, bắp cải, đậu nành, cà chua, cà rốt và nha đam. Nha đam có khả năng bao bọc niêm mạc dạ dày và có tác dụng chống viêm trên đường tiêu hóa.

  • Mật ong: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng mật ong có tính kháng khuẩn và kháng nấm. Nó cũng có tính kháng virus, chống oxy hóa và được sử dụng để giảm các triệu chứng của viêm đường tiêu hóa như loét dạ dày.

Giảm viêm loét dạ dày 1

  • Gừng: Gừng đã được sử dụng thường xuyên trong nhiều năm nhằm cải thiện tình trạng đau dạ dày. Một nghiên cứu về gừng và viêm ruột đã chứng minh rằng gừng có thể giúp giảm viêm trong đường tiêu hóa, hỗ trợ ngăn chặn tổn thương. Gừng cũng kích thích quá trình lành trong ruột và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do H. pylori, căng thẳng và rượu.
  • Nghệ: Curcumin có trong nghệ đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và phòng ngừa bệnh loét dạ dày.
  • Hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng giảm viêm trong đường tiêu hóa và góp phần cải thiện viêm loét đại tràng nhẹ. Chamomile trong hoa cúc cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
  • Cam thảo: Cam thảo có tác dụng ức chế hoạt động của H. pylori trong ruột, giúp ngăn ngừa sự hình thành vết loét do vi khuẩn này. Cam thảo ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Giảm viêm loét dạ dày 2

  • Tỏi: Tỏi có tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung tỏi có thể ức chế sự xâm nhập của H. pylori trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa loét dạ dày. Tỏi cũng giảm viêm trong cơ thể.

Ngoài việc sử dụng thảo dược để giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, cần thay đổi chế độ ăn kiêng khi bị loét. Tránh các thực phẩm có thể làm tăng cơn đau như rượu bia, thực phẩm có tính axit, thức ăn cay, sữa, kem, đồ chiên, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, chocolate… Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, các loại cây họ đậu, đậu nành, trứng, thịt nạc, thực phẩm giàu probiotic, ngũ cốc và chất béo lành mạnh.

Thay đổi lối sống cũng là một biện pháp giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Tránh uống rượu bia và hút thuốc lá, tập thể dục đều đặn, kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập chánh niệm hoặc yoga, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn để giảm cơn đau.