Bệnh đau bao tử (hay còn gọi là đau dạ dày) là một trong những căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa. Bệnh đau bao tử là hiện tượng bao tử (dạ dày) bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra.

Bệnh đau bao tử có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng, đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn… Những triệu chứng này làm cho người bệnh phải chịu những cảm giác khó chịu nhất là lúc quá đói hoặc ăn quá no…

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn tới bệnh đau bao tử?

Bệnh đau bao tử
Bệnh đau bao tử

1. Nguyên nhân gây ra bệnh đau bao tử

Để tiêu hóa thức ăn, bao tử sẽ tiết ra acid dịch vị. Song song đó bao tử cũng sẽ tiết ra dịch nhầy để tạo lớp bảo vệ niêm mạc của chính mình không bị ăn mòn.

Cả 2 quá trình này phải được diễn ra đồng thời và cân bằng. Tuy nhiên, nếu có vấn đề nào đó khiến cho 2 quá trình này mất đi sự cân bằng sẽ dần hình thành nên các vết viêm loét dẫn đến bệnh đau bao tử

Có nhiều lý do dẫn đến sự mất cân bằng của 2 quá trình trên. Nhưng phần lớn là do cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, có thể kể đến như:

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân gây ra bệnh đau bao tử hàng đầu

Các nghiên cứu y khoa cho biết có đến 80% những người bị đau bao tử là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, 25% người bị nhiễm khuẩn này nhưng chưa phát bệnh nhưng khi gặp các tác nhân bên ngoài như hút thuốc lá, hít khói thuốc, sử dụng chất cafein…thì vi khuẩn này sẽ phát triển dẫn đến bệnh đau bao tử.

Sau khi thâm nhập vào được dạ dày, vi khuẩn này khiến cho bao tử tiết acid nhiều hơn ngay cả khi không ăn uống gì, lượng acid này dư thừa này làm bào mòn lớp niêm mạc, hình thành các vết viêm.

Vi khuẩn Helicobacter pyori chủ yếu lây từ người sang người qua việc tiếp xúc trực tiếp nước bọt hoặc chất phân. Ngoài ra nó còn có thể lây lan qua nước chưa được xử lý.

Ăn uống không điều độ dẫn tới bệnh đau bao tử

Một số thói quen như vừa ăn vừa xem tivi, nói chuyện, cười đùa, điều này khiến cho việc điều tiết bao tử bị ảnh hưởng. Việc vừa làm việc trong khi ăn dẫn tới bộ não bị phân tán, không thể tập trung để truyền tín hiệu cho bao tử co bóp và tiêu hóa kịp.

Chế độ ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh đau bao tử. Khi đến một giờ nhất định, bao tử sẽ co bóp và tiết dịch để tiêu hóa tốt nhất. Tuy nhiên với việc ăn uống thất thường, chiếc “đồng hồ sinh học” bao tử sẽ không thể tiết dịch một cách tốt nhất để tiêu hóa số thức ăn bạn nạp vào cơ thể.

Bệnh đau bao tử
Đau do viêm. loét bao tử

Làm việc, học tập quá sức dẫn đến bệnh đau bao tử

Bạn thường xuyên căng thẳng, stress về công việc, học tập quá sức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc điều tiết trong cơ thể trong đó có bao tử, làm giảm sản sinh yếu tố bảo vệ và tiêu hóa bị trì trệ. Điều này, khiến cho nguy cơ bạn bị đau bao tử sẽ cao hơn rất nhiều.

Sử dụng chất kích thích gây ra bệnh đau bao tử

Dù được cảnh báo rất nhiều về tác hại của: bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác nhưng dường như thói quen này rất khó bỏ. Việc sử dụng chúng thường xuyên không chỉ phá hủy cấu trúc, chức năng của bao tử mà còn nhanh chóng hủy hoại sức khỏe. Ngoài ra, việc sử dụng cocain thường xuyên có thể gây tổn thương bao tử dẫn đến hiện tượng viêm dạ dày và xuất huyết dạ dày.

Sử dụng thuốc không đúng cách

Do lạm dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm quá thường xuyên làm cho chất bảo vệ dạ dày là prostagladine bị suy giảm khiến dạ dày rất dễ bị viêm loét.

Theo một số thống kê cho thấy có đến 15% người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau liên tục đến trên 3 tháng sẽ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày. 50-80% số người đã phải nhập viện đã và đang dùng các loại thuốc này. Ngoài ra các nghiên cứu còn đưa ra rằng nếu liên tục sử dụng trên 1 năm những loại thuốc kháng viêm và giảm đau còn có khả năng xuất huyết dạ dày.

Đó là những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau bao tử. Vậy có những cách trị bệnh đau bao tử nào mà chúng ta có thể áp dụng?

2. Cách trị bệnh đau bao tử bạn cần biết

Có nhiều cách chữa trị việc đau bao tử nhưng trước hết phải bắt đầu từ chế độ sinh hoạt và ăn uống.

Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học

Các bạn nên sử dụng những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa như:

  • Cháo, mì, cơm nhão, khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…nhớ nhai kỹ khi ăn
  • Các loại rau củ như: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt…, dầu thực vật (được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).
  • Các loại thức ăn trung hòa acid dịch vị, làm lành chỗ loét: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…), gừng

Trong khi ăn nên tập trung, nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được tốt hơn, tránh được khó tiêu, đầy bụng, ngoài ra nước bọt còn giúp nhanh lành các tổn thương

Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Có chế độ học tập, làm việc hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tập thể dục đều đặn, uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể.

Bài thuốc chữa bệnh đau bao tử
Bài thuốc chữa bệnh đau bao tử hiệu quả

Sử dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh đau bao tử

Dùng nước ép khoai tây: khoai tây gọt vỏ rồi đun sôi chắt lấy nước uống 1 ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ sau khoảng 2-3 tuần giúp hỗ trợ trong bệnh viêm dạ dày, tá tràng.

Mật ong 0,5 kg đun bằng lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy cho đến khi hơi có bọt mật ong có màu vàng sậm, rắc 1,5 lạng bột mì vào khuấy đều, rồi lại cho tiếp 2 lạng bột soda cho tới khi tan bọt là được, tiếp đó đổ vào đồ đựng bằng sứ hoặc thuỷ tinh; mỗi lần 1 thìa uống trước lúc ăn cơm 20 phút; cách này dùng cho viêm dạ dày mãn tính.

Tim lợn thái miếng mỏng 3 – 4 mm, rắc đều bột tiêu trắng lên trên (20 – 30 hạt), hấp chín; ăn món này vào buổi sáng lúc bụng đói, mỗi ngày 1 quả tim lợn.

Đu đủ tươi (khoảng 3-4 quả) đem rửa sạch, ép lấy nước uống 3 lần/1 ngày. Nếu kiên trì dùng khoảng vài chục quả thì có tác dụng rất tốt với người bệnh đau bao tử.

Những cách trên được dùng trong dân gian vì mang lại hiệu quả tốt khi bị đau dạ dày. Ngoài những cách kể trên thì để tiện lợi hơn, các nhà sản xuất đã bào chế nhiều sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng hỗ trợ cho dạ dày hồi phục tốt và phòng tránh các tác nhân gây mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công dạ dày.